3 Cách cúng ngày vía Thần Tài

Cùng tổng kho Tacopa tìm hiểu 3 cách cúng ngày vía thần tài nha !

Mâm cúng Thần Tài gồm những gì?

Để chuẩn bị tươm tất các lễ vật dâng lên Thần Tài, cần chuẩn bị những món sau:

  • Tượng: Bao gồm tượng Thần Tài đặt ở bên trái và tượng Thổ Địa đặt ở bên phải, nếu có thể thì sắm thêm một bức tượng Thiềm Thừ.
  • Chuẩn bị hoa quả tươi, có thể lựa một số hoa như hoa ly, hoa cúc, hoa đồng tiền.
  • Bàn thờ phải đặt ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và hướng ra cửa chính để hút tài lộc.
  • Chuẩn bị 5 chén nước, 1 hũ rượu, 1 hũ gạo và 1 hũ muối
  • Có thể sử dụng mâm cúng chay hoặc mặn đều được, tùy theo hoàn cảnh của gia đình.
  • Bộ tam sên: Miếng thịt heo luộc (tượng trưng cho Thổ), tôm hoặc cua (Tượng trưng cho Thủy), trứng vịt (tượng trưng cho Thiên).

Mâm cúng vía Thần Tài đầy đủMâm cúng vía Thần Tài đầy đủ

Giờ tốt để cúng vía Thần Tài

Theo các chuyên gia về phong thủy, thì thời điểm tốt nhất để làm lễ cúng là vào buổi sáng, cụ thể là từ 09h00 – 11h00, hoặc 11h00 – 13h00. Ngoài ra, 15h00 – 17h00 cũng là giờ tốt để cầu xin thần linh.

Thời gian thích hợp để cúng Thần TàiThời gian thích hợp để cúng Thần Tài

Văn khấn cúng Thần Tài  chuẩn nhất

“Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là …

Ngụ tại …

Hôm nay, ngày … tháng … năm …

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!”

4 Ngày vía Thần Tài  nên mua gì, làm gì cả năm may mắn

Đi mua vàng

Theo truyền thống, người dân sẽ thường đi mua vàng vào ngày cúng vía Thần Tài vì họ tin rằng việc làm này sẽ mang lại nhiều may mắn, phát tài phát lộc. Do Thần Tài giúp cho việc làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt và tài lộc thịnh vượng nên mọi người cũng sẽ mua vàng để cúng trả lễ cho Thần Tài vào ngày này.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách mua vàng ngày Vía Thần Tài may mắn cả năm

Truyền thống mua vàng trong ngày vía Thần TàiTruyền thống mua vàng trong ngày vía Thần Tài

Cúng vía Thần Tài

Việc cúng vía Thần Tài với mong muốn cảm tạ và tưởng nhớ về những phước lành và sự giúp đỡ mà Ngài đã làm trong những năm qua. Bên cạnh đó còn là những lời mong ước được Ngài tiếp tục phù hộ cho các năm về sau nên việc cúng vía vào ngày này sẽ giúp cho bạn thêm nhiều may mắn và phước lộc.

Cúng vía Thần Tài mang sẽ mang lại nhiều may mắnCúng vía Thần Tài mang sẽ mang lại nhiều may mắn

Mua đồ phong thủy

Vào ngày vía Thần Tài, cũng có nhiều gia đình lựa chọn việc mua thêm những món đồ phong thủy như đá phong thủy, tượng Thiềm thừ,… để mong một năm được làm ăn phát đạt và thêm sung túc, may mắn.

Mua đồ phong thủy trong ngày vía Thần TàiMua đồ phong thủy trong ngày vía Thần Tài

Đi mua tôm, cua

Bên cạnh mua vàng, người ta còn mua tôm, cua vào dịp vía Thần Tài. Tôm, cua đại diện cho yếu tố Thủy, là một trong những lễ vật được dâng cúng trong bộ tam sên. Vì thế những ngày gần tới mùng 10 tháng Giêng, giá tôm, cua tăng vọt nhưng vẫn cháy hàng. Tôm, cua mang ý nghĩa mang lại may mắn, nhiều tài lộc cho gia chủ.

Đi mua tôm, cuaĐi mua tôm, cua

Đi mua trứng vịt

Trong bộ tam sên cúng thần tài thì không thể nào thiếu trứng vịt. Trứng vịt đại diện loài có lông vũ bay trên trời, tượng trưng cho yếu tố Thiên. Vì thế, ngày vía Thần Tài, mọi người cũng tranh thủ lựa những quả trứng vịt to, tròn để làm mâm cúng, cầu tài lộc, tiền của.

Đi mua trứng vịtĐi mua trứng vịt

Đi mua heo quay

Heo quay cũng là một lễ vật quan trọng trong mâm cúng ngày vía Thần Tài. Heo quay là một món ăn mà Thần Tài rất thích, tương truyền khi lưu lạc ở trần gian, heo quay là món ăn được Thần Tài yêu thích. Vì thế, ngày vía Thần Tài, mọi người thường cúng heo quay để cầu Thần Tài phù hộ cho tài lộc.

Đi mua heo quayĐi mua heo quay

Đi mua cá lóc nướng

Người dân Nam Bộ quan niệm, cúng cá lóc nướng ngày vía Thần Tài sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Vì cá lóc là sản vật đặc trưng của miền Nam, khi dâng lên thần linh sẽ thể hiện được lòng biết ơn thiên nhiên, từ đó mà thần linh sẽ cho mưa thuận gió hòa.

Đi mua cá lóc nướngĐi mua cá lóc nướng

Đi mua mèo thần tài

Không chỉ mua vàng, người ta còn mua mèo Thần Tài vào ngày này, đặc biệt là những hộ kinh doanh, buôn bán với mong muốn cầu tiền tài, may mắn trong công việc, mua bán thuận buồn xuôi gió.

Đi mua mèo thần tàiĐi mua mèo thần tài

5 .Những câu hỏi thường gặp về ngày vía Thần Tài

Giá vàng ngày vía Thần Tài là bao nhiêu?

Sau Tết là ngày Vía Thần tài, người dân có nhu cầu mua vàng lấy may tăng cao, dẫn đến giá vàng cũng tăng mạnh mỗi năm vào dịp này. Năm nay, giá vàng cũng có xu hướng tăng liên tiếp kể từ dịp Tết Nguyên đán.

Nhiều chuyên gia khuyến cáo người dân không nên đổ xô đi mua vàng vào ngày vía Thần tài, bởi vào ngày này giá vàng có mức giá cao hơn ngày thường, sau ngày mùng 10 giá vàng sẽ quay đầu giảm giá, mà lại phải chen lấn, xô đẩy khi mua.

Nếu có nhu cầu thì chỉ nên mua ít từ 1-2 chỉ vàng nhằm mục đích lấy may.

Giá vàng ngày vía Thần Tài 2024 là bao nhiêu?Giá vàng ngày vía Thần Tài 2024 là bao nhiêu?

Mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài hay vía Thần Đất?

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng có đề cập trong sách Thần Đất – Ông Địa & Thần Tài cho biết, theo quan niệm từ xưa “mùng 9 vía trời mùng 10 vía đất”, do đó ngày mùng 10 tháng Giêng thực chất không phải là ngày vía Thần Tài mà là ngày vía đất. Tuy nhiên, vì 2 vị thần này có nhiều mối liên hệ với nhau nên thường được đề cập chung và thờ chung một khám thờ, không thể tách rời.

Trong khi đó, trong cuốn sách Đại Nam quấc âm tự vị của tác giả Huỳnh Tịnh Của lại giải thích rằng Thổ thần và Tài thần đều là “Thần Đất, thần giữ tiền bạc”. Sự nhập nhằng này xuất phát là do sự thay đổi qua từng thời kỳ về phát triển nông nghiệp, thương nghiệp ở nước ta.

Đến đầu thế kỷ XX, khi thương nghiệp bao gồm tiền, vàng bạc có vị thế hơn đất đai, ruộng vườn thì Thần Tài mới trở thành vị thần đại diện cho sự phát tài và được thờ phụng phổ biến cho đến ngày nay.

Mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài hay vía Thần Đất?Mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài hay vía Thần Đất?

Có cần cúng vía Thần Tài hàng tháng không?

Việc cúng Thần Tài có thể được thực hiện ngay cả khi gia chủ “được lộc” mà không cần phải chờ đến lễ Tết. Do đó bên cạnh ngày mùng 10 tháng Giêng thì bạn có thể lấy ngày mùng 10 hàng tháng là ngày đặc biệt để cúng Thần Tài.

Cứ đến mùng 10 mỗi tháng là gia chủ sẽ dâng mâm cúng với các món ngon như heo quay, vịt quay, trái cây, hoa, cua biển, tôm,…để cảm tạ Thần Tài đã mang những điều may mắn đến cho gia đình và cầu mong những điều tốt đẹp, lộc tài đến trong tháng mới. Tuy nhiên, thường thì 6 tháng đầu năm sẽ dâng đồ mặn để cúng, còn 6 tháng cuối năm sẽ dâng cúng đồ chay.

Có cần cúng vía Thần Tài hàng tháng không?Có cần cúng vía Thần Tài hàng tháng không?

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thắp hương mỗi ngày để bày tỏ lòng thành kính chứ không chỉ đến ngày vía Thần Tài hằng tháng mới thắp hương. Mỗi lần thắp hương sẽ là 5 nén nhang, có thể thắp hương 2 lần trong ngày vào khoảng 6-7 giờ và 14-15 giờ.

Khi cúng Thần Tài nên nhớ thay nước trên bàn cúng, tránh để hoa héo, trái cây bị hư hỏng, giữ bàn thờ sạch sẽ và làm lễ tắm rửa cho tượng Thần vào ngày 14 âm lịch hay ngày cuối tháng bằng nước gừng, rượu pha nước hay lá bưởi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *